TÁC HẠI CỦA VIỆC THIẾU NGỦ KÉO DÀI VÀ CÁCH CẢI THIỆN

 

 

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.

 

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ

 

Nguyên nhân có thể do áp lực từ cuộc sống, mất cân bằng dinh dưỡng, hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý, lạm dụng thuốc,... gây khó ngủ, ngủ không ngon và không sâu. Cụ thể, một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ có thể kể đến như:

- Môi trường ngủ không đảm bảo hoặc thay đổi môi trường sinh hoạt: Môi trường xung quanh ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Bởi bạn khó có thể ngủ được trong một phòng ngủ ồn ào, nhiều tiếng động hay nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, tình trạng thiếu ngủ có thể xảy ra nếu môi trường ngủ không đảm bảo yên tĩnh, mát mẻ, thoải mái,…

- Ảnh hưởng từ bệnh lý: Một số bệnh có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ, khó thở và hay thức giấc nửa đêm như cảm lạnh, viêm họng, ho về đêm, tiểu đêm,… Lúc này, giấc ngủ bị ảnh hưởng nặng nề, bạn không thể ngủ xuyên đêm tới sáng nên gây ra tình trạng thiếu ngủ.

- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Những thói quen xấu như uống rượu bia, cà phê, nước ngọt, trà hay hút thuốc lá,… trước khi đi ngủ sẽ làm hệ thần kinh bị kích thích, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon. Bên cạnh đó, ăn quá no hay uống quá nhiều nước gần giờ đi ngủ cũng khiến bạn mất ngủ và thiếu ngủ. Bởi ăn no gây tình trạng đầy bụng, nặng bụng, khó tiêu; còn uống nhiều nước có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm. Ngoài ra, một số người còn có thói quen thức khuya để làm việc, đọc sách, xem tivi, lướt điện thoại, tán gẫu,… Lâu dần, những việc này gây thiếu ngủ trầm trọng.

- Căng thẳng, áp lực: Những người làm việc theo ca, khối lượng công việc lớn, hay suy nghĩ nhiều trước khi ngủ,… hầu hết đều bị thiếu ngủ. Nên nhớ, bạn chỉ ngủ ngon và ngủ đủ giấc khi đầu óc được thư giãn, tinh thần được thoải mái trước lúc đi ngủ. Ngược lại, thường xuyên căng thẳng, áp lực thì thiếu ngủ là điều khó tránh khỏi. 

- Thiếu ngủ do tuổi tác: Thiếu ngủ thường xảy ra với những người lớn tuổi (trên 65 tuổi). Bởi lúc này tình trạng sức khỏe thuyên giảm, cộng với việc thường xuyên sử dụng thuốc (điều trị bệnh) sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.

 

2. Tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe:

- Giảm khả năng tập trung: Thiếu ngủ triền miên sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, vì thế mà khả năng tập trung cũng bị thuyên giảm. Nghiên cứu khoa học cho thấy những người thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ bị giảm 50% tốc độ phản ứng khi thực hiện các bài kiểm tra. Như vậy, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và chất lượng công việc. 

- Gia tăng căng thẳng: Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc thì nồng độ cortisol (hormone căng thẳng) cũng tăng cao, khiến bạn dễ bị căng thẳng, nóng nảy, bực tức và thể hiện những cảm xúc tiêu cực này trên khuôn mặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ thường ngày. 

Trầm cảm: Mất ngủ, thiếu ngủ, khó ngủ hay bất kỳ sự bất thường nào trong giấc ngủ đều có nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Bởi lúc này, cả sức khỏe lẫn tinh thần đều bị sa sút do giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh khó có thể tươi tắn, tỉnh táo trong các hoạt động thường nhật.

- Bệnh tim: Tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe của người cao tuổi là không thể chủ quan. Bởi sức khỏe người già vốn đã yếu, cộng với tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ,… Thậm chí, chỉ cần thiếu ngủ một đêm thì ngày hôm sau huyết áp có thể tăng cao khó kiểm soát.

- Béo phì: Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân, béo phì. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng đã được xác thực bởi nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Chicago. Theo đó, những người thiếu ngủ, ít ngủ sẽ có cảm giác thèm ăn và tiêu thụ đồ ăn vặt rất nhiều do không kiểm soát được cơn đói, hậu quả là tăng cân mất kiểm soát.

- Gây lão hoá da: Một trong những tác hại của thiếu ngủ khiến nhiều chị em phụ nữ lo sợ là gây lão hóa da. Bởi khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol, và chất này có thể phá vỡ collagen, khiến da đánh mất sự đàn hồi, căng bóng, tươi trẻ. Đó là lý do để sở hữu làn da sáng mịn, căng tràn sức sống thì việc quan trọng cần làm là ngủ đủ giấc mỗi ngày. 

- Ngủ gật không kiểm soát: Do ban đêm thiếu ngủ nên ban ngày bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ và ngủ gật không kiểm soát. Cùng với đó, khả năng tập trung bị suy giảm nên bạn có thể ngủ gật ngay cả khi đang ăn, đang làm việc, hay nguy hiểm hơn là đang lái xe, gây nguy hiểm và hậu quả khôn lường.

 

3. Làm sao để đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ?

 

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị thiếu ngủ, điều quan trọng là nói chuyện với nhân viên y tế. Ghi lại nhật ký giấc ngủ trong một vài tuần. Ghi chú khi nào bạn lên giường và ra khỏi giường mỗi ngày, khi nào bạn ngủ (bao gồm cả những giấc ngủ ngắn), và bao nhiêu cà phê, rượu hoặc bao nhiêu điếu thuốc trong suốt cả ngày. Điều này cho phép bạn nhìn vào kiểu hình giấc ngủ của bạn và xem điều gì ảnh hưởng hoặc hạn chế giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, hãy ghi lại bất kỳ loại thuốc không kê toa, thảo dược hoặc chất bổ sung nào bạn cho rằng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.  

Các xét nghiệm giấc ngủ có thể cần thiết nếu nghi ngờ rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ hoặc chứng ngủ rũ. Một xét nghiệm phổ biến là chụp đa ký, nơi bệnh nhân được quan sát qua đêm trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Các bài kiểm tra khác là các bài kiểm tra độ trễ khi ngủ, trong đó đo khả năng đi vào giấc ngủ của bệnh nhân, kiểm tra độ tỉnh táo duy trì để xác định mức độ nghiêm trọng của cơn buồn ngủ ban ngày và các đánh giá khác về gan, tim và phổi.

Tuy nhiên, vì chất lượng giấc ngủ phần lớn được tự đánh giá và các xét nghiệm này không thể đo lường rõ ràng chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Thay vào đó, một số các thiết bị sức khỏe trên thị trường hiện nay có thể giúp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ chính xác nhất, góp phần trong việc điều chỉnh hành vi và thói quen ngủ, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nói chung. Trong đó, Thiết bị SkyPad được tích hợp bộ cảm biến đặc biệt từ Mỹ, có thể đo lường tự động, liên tục và chính xác chất lượng giấc ngủ, chuyển động cơ thể khi ngủ và nhiều chỉ số sức khỏe quan trọng khác như nhịp tim, nhịp thở. Đặc biệt, người bệnh không cần đeo thiết bị trên người, không cảm thấy vướng víu hay khó chịu khi ngủ. Người dùng cũng có thể dễ dàng xem lại lịch sử các chỉ số sức khoẻ được đo lường liên tục trong giấc ngủ thông qua ứng dụng miễn phí OnSky Health. Bác sĩ cũng có thể căn cứ các dữ liệu này để chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác.

 

4. Cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu ngủ:

Thay đổi thói quen ngủ và môi trường ngủ thường xuyên có thể hữu ích. Một số biện pháp có thể mang lại hiệu quả như:

   - Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần với mục tiêu thiết lập một thói quen.

   - Tránh ăn no trong 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

   - Sau khi cố gắng chìm vào giấc ngủ trong 20 phút, nếu không thể ngủ được hãy thức dậy và đọc một thứ gì đó, ví dụ như đọc sách, sau đó cố gắng ngủ trở lại.

   - Tập thể dục thường xuyên.

   - Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ.

   - Tắt các thiết bị điện tử và tránh xa khu vực ngủ.

   - Hạn chế tiêu thụ caffeine và rượu, đặc biệt là gần giờ đi ngủ.

   - Tránh sử dụng thuốc lá.

   - Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng để kiểm soát chứng nghiến răng.

Một số người nhận thấy rằng một số thiết bị có thể giúp ích, bao gồm dụng cụ bảo vệ miệng, máy tạo tiếng ồn trắng, thiết bị chống ngáy ngủ, máy theo dõi giấc ngủ, gối nêm và các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ khác. Tuy nhiên, không phải các sản phẩm trên đều phù hợp với tất cả mọi người.

Nếu những biện pháp này không hữu ích, một người nên đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt nếu ngủ quá ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

Nguồn:

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/thieu-ngu-keo-dai-nguyen-nhan-va-hau-qua-3949

http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/benh-nhan/495-thieu-ngu-la-gi
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết