Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

 

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là một hiện tượng phổ biến gây khó ngủ, mất ngủ,... nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ là do đâu, triệu chứng thế nào, làm sao để khắc phục, bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

 

1. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là như thế nào?

a. Vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể và sức khỏe

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể nói chung và sức khỏe con người nói riêng:

- Sau khoảng thời gian làm việc và sinh hoạt thì con người cần được ngủ để nghỉ ngơi, tránh tình trạng quá tải. Khi ngủ não sẽ được thư giãn vì nó là trạng thái ức chế toàn thân bao gồm cả giác quan và hệ thần kinh trung ương. Nhờ có ngủ mà não được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho một ngày mới.

- Trong giấc ngủ các cơ quan khác của cơ thể cũng được nghỉ ngơi và tái tạo vì khi ấy cơ thể chỉ dùng nguồn năng lượng ít nhất, nhờ đó mà quá trình hồi phục và tái tạo của cơ quan diễn ra thuận lợi. Sau một giấc ngủ ngon con người sẽ thấy khoan khoái và mạnh khỏe hơn nhiều.

Từ đây có thể thấy khi không được ngủ đủ, cơ thể sẽ không có thời gian để hồi phục và tái tạo năng lượng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

b. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Giấc ngủ được xem là đạt chất lượng khi: ngủ sâu, ít hoặc không bị thức giấc, nếu có thức giấc thì cũng dễ dàng ngủ lại. Điều này có thể được nhận biết thông qua trạng thái ngủ dậy vào buổi sáng thấy cơ thể sảng khoái và đầu óc minh mẫn. Như vậy có nghĩa là giấc ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc, hay bị mộng mị, tỉnh giấc khó ngủ lại được xem là giấc ngủ kém chất lượng. Nó sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đầu nặng và đau.

Rối loạn giấc ngủ nghĩa là:

- Khó duy trì, khó đi vào giấc ngủ.

- Thường dậy từ rất sớm và hay tỉnh giấc nửa đêm mà rất khó ngủ lại hoặc phải trằn trọc đến tận sáng mới có thể chợp mắt.

- Giấc ngủ bị đảo lộn theo hướng dễ ngủ vào ban ngày nhưng lại khó hoặc không ngủ được vào ban đêm; nặng hơn có thể không ngủ được cả ban đêm lẫn ban ngày. 

2. Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ

a. Bệnh lý nội khoa

Các bệnh lý nội khoa được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Đây là nhóm người dễ bị mắc bệnh có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ gây rối loạn giấc ngủ nhưxương khớp, hen suyễn, viêm phế quản mạn, viêm đại tràngtiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh,...

b. Thuốc

Sử dụng một số loại thuốc có thể khiến người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ như: 

- Thuốc hạ huyết áp.

- Thuốc lợi tiểu.

- Thuốc Corticosteroid cho người bị viêm khớp dạng thấp.

- Thuốc kháng cholinergic cho người bị phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Thuốc chống trầm cảm.

- Thuốc ức chế histamin đối với thụ thể H2.

- Thuốc levodopa trị bệnh Parkinson.

c. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên đây thì rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi còn có thể do:

- Ô nhiễm môi trường hoặc tiếng ồn.

- Không gian ngủ chật chội, không thoáng mát.

- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học: ăn ngủ không đúng giờ, không đủ chất,...

3. Những biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Người cao tuổi khi bị rối loạn giấc ngủ thường có các biểu hiện:

- Trước khi ngủ bị rối loạn tâm lý

Biểu hiện rối loạn tâm lý trước khi đi ngủ ở người cao tuổi thường là: trằn trọc, nghiêng qua nghiêng lại, đầu óc hay có những ý nghĩ vẩn vơ hoặc nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác.

- Bị rối loạn hô hấp trong giấc ngủ

Khi giấc ngủ đạt trạng thái ngủ say người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ thường thở với nhịp không đều, ngáy to, có trường hợp ngưng thở rồi lại thở trở lại nhưng nhịp cũng vẫn không đều.

- Tay chân co giật từng lúc, nghiến răng khi ngủ

Mặc dù giấc ngủ vẫn sâu nhưng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi lại khiến họ nghiến chặt răng và phát thành âm thanh, chân tay hay trong trạng thái co giật.

4. Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách cải thiện

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chính họ. Cụ thể hơn, những người này thường xuyên cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, dễ cáu gắt, trí nhớ suy giảm, chán ăn, bi quan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể,... Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả khôn lường, làm nghiêm trọng các triệu chứng rối loạn tâm thần và có thể gây tự sát.

thế người cao tuổi nếu bị rối loạn giấc ngủ hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc phải tình trạng này nên trang bị các thiết bị hỗ trợ theo dõi và đánh giá chất lượng giấc ngủ cũng như hỗ trợ phát hiện các bệnh lý nguy hiểm trong khi ngủ tại nhà để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Một trong các thiết bị theo dõi sức khỏe và chất lượng giấc ngủ tốt nhất hiện nay có thể kể đến SkyPad. Sản phẩm được tích hợp cảm biến “Contact-free” đặc biệt, giúp: 

      + Đo lường tự động, liên tục và chính xác chất lượng giấc ngủ, chuyển động cơ thể khi ngủ và nhiều chỉ số sức khỏe quan trọng khác như nhịp tim, nhịp thở.

      + Phát hiện các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng như đau tim, đột quỵ, co giật, ngưng thở khi ngủ và gửi cảnh báo ngay lập tức đến người thân

      + Lưu trữ tự động và liên tục dữ liệu sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ có thể căn cứ các dữ liệu này để chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác.

      + Sản phẩm được đặt dưới ga giường và gối, hoàn toàn không chạm da, không tiếp xúc, và đặc biệt người già không cần nhớ sạc pin.

Trong trường hợp rối loạn giấc ngủ ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có hướng xử trí hiệu quả.

Ngoài ra, một số biện pháp sau cũng góp phần cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi:

- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn.

- Đi ngủ trong môi trường không có ánh sáng, mát mẻ và cần yên tĩnh tuyệt đối.

- Có thể sử dụng yếu tố vật lý giúp cho giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn như tiếng mưa rơi, tiếng hát ru, tiếng lá xào xạc,...

- Chủ động để cơ thể được thư giãn, dừng các suy nghĩ miên man hay các ám ảnh thường ngày.

- Ăn tối cách giờ ngủ đêm vài tiếng và không sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ.

- Duy trì đều đặn giấc ngủ trưa 15 - 30 phút.

- Xây dựng lịch ăn ngủ khoa học, đều đặn mỗi ngày để đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ và thức giấc. 

- Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như: nghe nhạc, ngồi thiền,... đồng thời tránh các hoạt động dễ gây căng thẳng như: sử dụng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ.

- Tránh uống nước trước khi đi ngủ để giảm thiểu hiện tượng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/tat-tan-tat-thong-tin-can-biet-ve-roi-loan-giac-ngu-o-nguoi-cao-tuoi-s65-n23416

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết