NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN MẠN TÍNH TẠI NHÀ
Bệnh là sự rối loạn cấu trúc hoặc chức năng xảy ra ở cơ thể sống (người, động vật hoặc thực vật) làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bình thường của sinh vật.
Như vậy, tất cả những bất thường trong cơ thể được gọi là bệnh, đồng thời các yếu tố gây nên dấu hiệu hay triệu chứng bất thường thì được coi là nguyên nhân gây bệnh.
Trong lĩnh vực y học, người ta thường xuyên sử dụng thuật ngữ “bệnh cấp tính” và “bệnh mạn tính”, việc xác định và hiểu sự khác biệt giữa cấp tính và mạn tính là điều cần thiết.
Bệnh cấp tính: chỉ những bệnh khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn và có tính chất nghiêm trọng, thường phải được đưa đến bệnh viện để can thiệp kịp thời.
Bệnh mạn tính: bệnh tồn tại trong thời gian dài, khoảng từ 3 tháng đến hơn 1 năm. Nhìn chung, các bệnh mạn tính không thể phòng ngừa được bằng vaccine hay trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc, cũng không thể tự hết. Tuy nhiên người bệnh có thể sống chung với nó và kiểm soát các triệu chứng hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh việc theo dõi và điều trị của bác sĩ, những người xung quanh, đặc biệt là người nhà cũng nên hiểu tình trạng bệnh để có sự chăm sóc phù hợp và hỗ trợ đúng lúc, bởi vì người bệnh có thể rơi vào tình huống cấp cứu bất cứ lúc nào.
Ví dụ: Nếu bạn bị động kinh, những người xung quanh nên biết cách xử lý khi bạn lên cơn co giật.
Chăm sóc các bệnh mạn tính thường gặp:
Viêm khớp:
- - Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất.
- - Theo dõi sinh hiệu (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở).
- - Tập luyện các khớp để tránh teo cơ, đặc biệt trong giai đoạn cấp.
- - Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi.
- - Dùng thuốc theo đúng chỉ định.
- - Theo dõi diễn tiến của bệnh.
Bệnh tim mạch:
- - Có một chế độ ăn uống phù hợp, tránh rượu, bia, thuốc lá.
- - Uống nước theo nhu cầu và theo tính chất, mức độ của bệnh.
- - Theo dõi các triệu chứng cơ năng và thực thể, phát hiện các biến chứng.
- - Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
- - Phát hiện kịp thời các rối loạn trong việc thở và ngủ.
- - Hoạt động thể lực phù hợp và tuân thủ điều trị.
Bệnh ung thư:
- - Trò chuyện để động viên và giúp bệnh nhân tham gia các hoạt động ưa thích.
- - Nhận ra các dấu hiệu khi bệnh nhân cần được trợ giúp.
- - Chăm sóc thể chất, chăm sóc y tế phù hợp.
- - Đưa bệnh nhân đi tái khám theo hẹn và lưu giữ hồ sơ.
- - Tuân thủ điều trị và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
- - Chăm sóc giảm nhẹ và đừng ngại tìm sự giúp đỡ khi cần.
Bệnh tiểu đường:
- - Phòng bệnh phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
- - Có kế hoạch ăn uống phù hợp: dùng thực phẩm ít chất béo, muối, đường và nhiều chất xơ.
- - Theo dõi tình trạng đường huyết và các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở …
- - Sử dụng thuốc đúng liều, đúng theo hướng dẫn.
- - Nếu tiêm insulin dưới da: đúng liều, đúng giờ và luôn phải đổi vùng tiêm.
- - Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên.
Bệnh động kinh:
- - Phát hiện sớm các biểu hiện bệnh, đặc biệt là trường hợp cấp cứu.
- - Biết cách xử lý tại chỗ, đưa người bệnh đi khám và điều trị kịp thời.
- - Lưu ý những biến chứng khi cơn động kinh xảy ra, như: ngạt thở, suy tim cấp …
- - Theo dõi sát người bệnh để tránh những nguy hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông, máy móc, đứng gần ao, hồ ...
- - Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, tránh cà phê, rượu bia, thuốc lá …
- - Dùng thuốc điều trị ngoại trú đều đặn, đúng liều, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Béo phì:
- - Hạn chế các thức ăn nhanh hoặc nhiều dầu mỡ, các món chiên, xào.
- - Hạn chế ăn đồ ngọt, các nước uống nhiều đường.
- - Sử dụng các loại tinh bột an toàn như gạo lứt, khoai lang, hạt ngũ cốc.
- - Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- - Hạn chế ăn tinh bột vào buổi tối, thay thế bằng thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả …
- - Có chế độ vận động và tập luyện phù hợp
- - Phát hiện kịp thời các biến chứng lên đường thở - ví dụ: ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Sơ lược qua các bước chăm sóc người bệnh tại nhà, chúng ta thấy việc theo dõi sinh hiệu (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở…) là rất cần thiết, cũng như việc tìm hiểu triệu chứng, phát hiện biến chứng hay nhận biết các tình huống cần cấp cứu là hết sức quan trọng, góp phần bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
“SkyPad - thiết bị theo dõi và cảnh báo đau tim, ngưng thở và co giật - là sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ theo dõi các chỉ số sức khoẻ và gửi cảnh báo ngay lập tức đến người dùng trong các trường hợp phát hiện các dấu hiệu gây ảnh hưởng đến tính mạng người dùng như: đau tim, đột quỵ, ngưng thở, đột tử khi ngủ…
Sản phẩm sử dụng công nghệ độc quyền của OnSky giúp đo lường và lưu trữ các dữ liệu sức khoẻ theo thời gian thực; phát hiện nhanh chóng và cảnh báo tức thời thông qua cuộc gọi, tin nhắn, ứng dụng OnSky Health”.
Theo OnSky Medical Team