Hội chứng ngưng thở khi ngủ và cách phát hiện

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.

(Ảnh minh họa: Shutter Stock)

Biến chứng của ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra thiếu oxy toàn thân, ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, phổi, thận, tuyến tụy, não,… từ đó gây rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.

Chính vì vậy, tình trạng ngưng thở khi ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử.

ngung tho khi ngu

(Ảnh minh họa: Shutter Stock)

Dấu hiệu nhận biết ngưng thở khi ngủ.

  1. Ngủ ngáy: là dấu hiệu phổ biến nhất. Bệnh nhân có những cơn ngưng thở về đêm, thở phì phò, hổn hển và cuối kỳ ngưng thở. Ngáy to nhất khi nằm ngửa, giảm khi nằm nghiêng.

  2. Mệt mỏi cả ngày: người bị ngưng thở khi ngủ thường mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.

  3. Buồn ngủ vào ban ngày: bệnh nhân có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.

  4. Đau đầu khi thức dậy: nguyên nhân do thay đổi nồng độ oxy não trong đêm.

Làm thế nào để biết có ngưng thở khi ngủ hay không?

  1. Đo đa ký giấc ngủ:

Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ. Máy ghi lại được tất cả những thay đổi sinh lý xảy ra trong giấc ngủ.

do da ky ngung tho khi ngu

Đo đa ký giấc ngủ cho bệnh nhân tại bệnh viện Tai Mũi Họng (ảnh cắt từ clip)

Đo đa ký được thực hiện trong suốt giấc ngủ của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được gắn những bộ phận nhận cảm lên một số vị trí trên người như đầu, mặt, ngực, chân, đầu ngón tay để ghi nhận một số kết quả của người bệnh trong suốt giấc ngủ. Máy đa ký giấc ngủ sẽ ghi điện não, điện tim, điện cơ mắt, điện cơ cằm, điện cơ chân, độ bão hoà oxy trong máu, thông khí hô hấp, chuyển động cơ hô hấp, tiếng ngáy của bệnh nhân. Đo đa ký giấc ngủ hoàn toàn không gây đau đớn.

2. Nội soi ống mềm khi ngủ

Là phương tiện khảo sát rất cần thiết cho việc xác định chính xác vùng tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn khi ngủ

do da ky ngung tho khi ngu

Hình ảnh hẹp eo họng các mức độ qua nội soi – một trong những nguyên nhân gây ngủ ngáy (Nguồn: Semantic Scholar)

Bệnh nhân sẽ được gây ngủ và theo dõi bởi bác sĩ gây mê. Sau đó bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ tiến hành nội soi kiểm tra chính xác vùng tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn khi bệnh nhân ngủ để có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

do da ky ngung tho khi ngu

Thực hiện nội soi ống mềm khi ngủ cho bệnh nhân tai bệnh viện Tai Mũi Họng

3. Sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ

Ngoài các biện pháp phổ biến được sử dụng tại các bệnh viện để phát hiện và chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể tìm mua các thiết bị theo dõi giấc ngủ nếu nghi ngờ bản thân mắc phải hội chứng này. Có rất nhiều lựa chọn trên thị trường hiện nay, trong đó Thiết bị theo dõi và cảnh báo SkyPad được sử dụng công nghệ cảm biến giúp phát hiện nhanh chóng chứng ngưng thở khi ngủ và các trường hợp nguy hiểm khác như đau tim, co giật, động kinh...Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, hệ thống sẽ lập tức gửi cảnh báo, gọi điện và gửi SMS đến người thân để hỗ trợ cấp cứu kịp thời. 

do da ky ngung tho khi ngu

Ngoài ra, người dùng cũng có thể dễ dàng xem các chỉ số sức khoẻ được đo lường liên tục trong giấc ngủ thông qua ứng dụng miễn phí OnSky Health. Bác sĩ cũng có thể căn cứ các dữ liệu này để chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác.

(Nguồn tham khảo: BV Tai Mũi Họng TP. HCM)

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết